banner

Doping là gì? Tại sao Doping luôn bị cấm trong thể thao?

Cập nhật : 22/08/2019 | Lượt xem : 35.508
Là một người yêu thích thể thao hay đã từng xem thể thao trên tivi chắn chắn ai cũng đã từng nghe đến "Doping". Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được Doping là gì? Vì sao trong tất cả các bộ môn thể thao luôn cấm các vận động viên (VĐV) sử dụng doping trong thi đấu.

Hãy cùng aobongda24h.com tìm hiểu và làm rõ những vấn đề trên qua bài viết dưới đây nhé!

 

1. Doping là gì?

 
doping là gì?

Doping là chất kích thích luôn bị cấm trong thi đấu thể thao
 
Doping là tên gọi chung của tất cả các chất kích thích bị cấm sử dụng trong thi đấu thể thao bất kể là chuyên nghiệp hay nghiệp dư. Hiện nay, Doping có 3 dạng phổ biến là:
  • Doping máu:  là việc vận động viên sử dụng các chất kích thích như ESP (Erythropoetin), NESP (Darbapoetin) nhằm tăng cường vận chuyển oxy qua qua hồng cầu và đẩy mạnh sự tuần hoàn của máu. Từ đó giúp tăng cường sức mạnh và tốc độ của cơ bắp.
  • Doping cơ: là quá trình sử dụng các chất kích thích tự sản sinh hormon trong cơ thể để tăng cường sức mạnh của cơ bắp như Hormone peptip, EPO, Trimetazidine.
  • Doping thần kinh: là việc sử dụng những chất kích thích tác dụng ngăn chặn điều khiển và phản hồi của nơ-ron thần kinh cơ bắp đến não vì vậy hệ cơ bắp không bắt buộc phải nghỉ khi mệt.
Một số chất Doping phổ biến đáng kể đến như: chất kích thích (bromanta, caffein,..), các chất giảm đau (morphin, methadone,..) hay các chất tăng đồng hóa, chất lợi tiểu,.
==>>> Xem ngay: Trọn bộ các mẫu quần áo thể thao mới nhất 2020

2. Vì sao trong thể thao lại cấm sử dụng Doping?


Như đã nói ở trên, Doping là chất kích thích và có tác dụng làm tăng khả năng hoạt động của cơ thể ngay cả trong trạng thái mệt mỏi nhất. Doping đều là những chất có khả năng đẩy nhanh tốc độ tuần hoàn máu để tăng cường khối lượng máu chảy về tim. 

Việc sử dụng Doping là một trong những biện pháp tinh vi để tăng lượng hồng cầu trong máu. Do tế bào hồng cầu chứa oxy để cung cấp cho máu, giúp máu lưu thông tớt hơn. Vì vậy, khi tăng lượng hồng cầu vào máu sẽ giúp cơ thể hoạt động nhanh hơn, mạnh hơn và có khả năng chịu đựng mệt mỏi, đau đớn một cách phi thường.

 
Tại sao Doping luôn bị cấm trong thể thao
Sử dụng Doping trong thể thao làm mất tính công bằng
 
Chính vì những nguyên nhân trên mà Doping luôn luôn bị cấm sử dụng trong thi đấu thể thao để đảm bảo tính công bằng cho các VĐV. Hơn nữa, việc sử dụng Doping còn gây ra rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng cho cơ thể con người, một số còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của vận động viên.
 

3. Những biến chứng và tác hại có thể gặp phải khi sử dụng Doping


Hầu hết tất cả những VĐV đều hiểu và biết được những tác hại mà Doping có thể gây ra. Tuy nhiên, vì thành tích, vì những áp lực đè nặng mà họ có thể bất chấp và luôn tìm cách để sử dụng chất này trong thi đấu. Sau đây là một số tác hại mà Doping có thể gây ra.
 

3.1. Làm yếu cơ, to các đầu chi


Khi sử dụng Doping sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra hormone, nội tiết tố tăng trưởng trong cơ thể giúp tăng sức bền và sự dẻo dai cho các vận động viên. Tuy nhiên, về lâu dài nó sẽ làm yếu cơ và phình to các đầu ngón tay, ngón chân hoặc gây ra bệnh tiểu đường.
 

3.2. Làm rối loạn, biến đổi hormone giới tính


Trên thực tế, Doping (chất kích thích) đều làm tăng nội tiết tố nam trong cơ thể. Do đó, trong trường hợp các VĐV nữ sử dụng sẽ khiến cơ thể có biến đổi nam hóa. Một số biểu hiện đáng chú ý là: giọng nói trầm lại, mọc râu, nổi mụn, rối loạn kinh nguyệt,..

Mặt khác, nếu các VĐV nam sử dụng lại có xu hướng nữ hóa như: teo tinh hoàn, chất lượng tinh dịch bị giảm sút hoặc nghiêm trọng có thể gây ra liệt dương,..

 

3.3. Gây hội chứng run rẩy


Bản chất của Doping là chất kích thích giúp cơ thể trở nên cường tráng, tăng cường sự dẻo dai, bền bỉ trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng doping có thể gây ra hội chứng run rẩy chân tay, hay hồi hộp, suy nghĩ nhiều dẫn đến thiếu ngủ gây suy nhược cơ thể.
 

3.4. Gây tán huyết, sốt, mẩn ngứa


Việc tăng cường oxy trong máu của các chất ESP (Erythropoetin) hay NESP (Darbapoetin) trong doping chính là nguyên nhân gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Chính vì vậy, các vận động viên sử dụng doping có thể bị tán huyết, sốt, nổi mẩn ngứa, hen suyễn, nhiễm khuẩn gan,..
 

3.5. Gây suy tim thận và ung thư gan


Việc lạm dụng và thường xuyên sử dụng Doping là một trong những tác nhân gây ra tình trạng giữ muối trong cơ thể mang lại tác động xấu cho các cơ quan nội tạng. Đây là nguyên nhân chính gây ra những bệnh suy thận, suy gan, ung thư gan,..
Đừng bỏ lỡ: Các mẫu giày bóng đá giá rẻ ưa thích của dân "Phủi"

4. Cách phát hiện các vận động viên sử dụng Doping


Việc sử dụng Doping trong thi đấu thể thao là một hành vi gian lận và đáng bị loại trừ. Tuy nhiên, hiện nay chưa có kỹ thuật hay biện pháp tối ưu nào để có thể kiểm tra Doping cho tất cả các chất kích thích. Vì mỗi chất khác nhau cần dùng một cách xét nghiệm riêng, Do đó, việc kiểm tra Doping với các VĐV thể thao là vấn đề vẫn rất nan giải và phức tạp.

Hiện nay, có hai phương pháp kiểm tra Doping phổ biến là: lưu mẫu máu và xét nghiệm lại. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ phát hiện được các chất Doping có sẵn trong phòng thí nghiệm còn trong trường hợp phát hiên ra một chất doping nào đó mà trước đây chưa có thì các phòng thí nghiệm sẽ phải tiến hành xét nghiệm lại mẫu máu đã được lưu trữ của VĐV.

 
Cách kiểm tra Doping


Thủ thuật sử dụng Doping của các VĐV ngày càng tinh vi hơn, cùng với đó các loại thuốc Doping cũng được điều chế khéo léo để tránh bị phát hiện bởi các xét nghiệm thông thường. Do đó, để tìm ra những cách phát hiện VĐV sử dụng Doping vẫn hết sức phức tạp.

Một phương pháp mới được các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu từ năm 2016 là lấy tế bào có thụ cảm và đánh dấu hiệu đặc biệt cho chúng trong phòng thí nghiệm. Bài xét nghiệm này có khả năng phát hiện các chất kích thích trong nhóm androgenic steroid. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được phổ biến rộng rãi.

 

5. Một số VĐV sử dụng Doping của Việt Nam


- Tại SEA Games 22 năm 2003, đoàn TTVN lần đầu tiên dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương. Tuy nhiên, thành tích này không được vẹn toàn khi trong 5 VĐV bị phát hiện dính doping tại Đại hội, có đến 4 VĐV Việt Nam là Hồng Anh (canoeing), Phạm Thị Dịu (lặn), Toàn Thắng (lặn), Mai Quỳnh (nhảy 3 bước). Dù không cố ý, nhưng họ vẫn bị tước huy chương và bị cấm thi đấu 2 năm.
 
Seagame 30 tổ chức ở đâu? Thời gian diễn ra là khi nào?

- Hoàng Anh Tuấn, người từng giành Huy chương Bạc tại Olympic 2008 hạng 58kg bị phát hiện dương tính với chất Oxilofrine - một chất nằm trong danh mục bị cấm của Liên đoàn Cử tạ thế giới (IWF) tại giải vô địch thế giới năm 2010. Anh bị phạt 5.000 USD và cấm thi đấu 2 năm. Sự nghiệp của Hoàng Anh Tuấn cũng chấm dứt từ đó, dù anh chỉ vô tình nạp Oxilofrine vào người sau một lần uống nước đóng chai ở Trung Quốc.

- Đoàn Ngọc Hào (Futsal). Tuyển thủ futsal Việt Nam bị xác định dương tính với doping tại Vòng chung kết châu Á 2014, được tổ chức tại TP.HCM từ ngày 30-4 đến 10-5. Anh sau đó bị AFC cấm thi đấu 2 năm trong tất cả các hoạt động liên quan đến bóng đá.

- Nguyễn Thị Mỹ Linh (Thể hình). Tại giải vô địch thể hình châu Á vào tháng 7-2008, mẫu thử của Nguyễn Thị Mỹ Linh dương tính với Frusemide - một chất nằm trong danh mục bị cấm. Theo quy định, Mỹ Linh phải đối mặt án phạt 2.000 USD và cấm thi đấu 2 năm. Tuy nhiên, Liên đoàn Cử tạ Việt Nam đã kháng cáo thành công cho Mỹ Linh, với lý do cô dính chất cấm này khi uống thuốc để chữa bệnh. Cô sau đó chỉ bị phạt 1 năm trước khi trở lại mạnh mẽ, với ngôi vô địch châu Á và thế giới.


Trên đây là toàn bộ những thông tin để giải đáp Doping là gì? Cũng như toàn bộ những tác dụng, tác hại mà Doping có thể gây ra cho các VĐV trong thi đấu thể thao. Hy vọng, qua bài viết các bạn đã hiểu rõ về Doping để tránh xa nó mỗi khi thi đấu thể thao. 
Bình luận facebook
Bài viết cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách chọn giày đá bóng vừa chân từ A - Z

Ngày đăng: 07/02/2020 | 8.984 Lượt xem
Những cách chọn giày đá bóng vừa chân không chỉ giúp bạn cải thiện kỹ thuật trên sân mà còn giúp bảo vệ đôi chân của mình. Hãy cùng aobong24h đi tìm hiểu nhé
Xem thêm

Da PU là gì? Kiến thức về da PU từ A -> Z

Ngày đăng: 16/01/2020 | 4.729 Lượt xem
Bài viết này giúp các bạn hiểu hơn về Da PU là gì, các ứng dụng của da PU trong các ngành may mặc, thời trang, nội thất.. và cách sử dụng, bảo quản da PU
Xem thêm

Đặt tên áo bóng đá HAY và Ý NGHĨA phong cách XÌ TEEN cực CHẤT

Ngày đăng: 06/01/2020 | 117.759 Lượt xem
Tổng hợp những pha đặt tên áo bóng đá hay và ý nghĩa nhất theo phong cách XÌ TEEN cực CHẤT và NGẦU nhất MXH 9/2019. Xem ngay để đặt cho FC mình
Xem thêm

Hàng Auth là gì? Authentic là gì? Hàng Like Auth là gì?

Ngày đăng: 05/01/2020 | 172.932 Lượt xem
Cùng Aobongda24h tìm hiểu:Hàng Auth là gì? Hàng Authentic là gì? Hàng like Authe là gì? Hàng Real là gì? Hàng Fake là gì? Nhận biết và phân biệt cực đơn giản.
Xem thêm

Bộ sưu tập +1001 hình nền bóng đá đẹp - 3D cho điện thoại và máy tính

Ngày đăng: 23/10/2019 | 44.144 Lượt xem
Bài viết này, aobongda24h sẽ chia sẻ đến bạn bộ sưu tập 1001 hình nền bóng đá đẹp, ảnh full HD, 3D, những hình ảnh kinh điển nhất năm 2019
Xem thêm

TOP 10 tiền vệ trung tâm hay nhất thế giới mọi thời đại

Ngày đăng: 21/10/2019 | 17.095 Lượt xem
Tiền vệ trung tâm là gì? Tìm hiểu vai trò, các bài tập để trở thành một tiền vệ trung tâm xuất sắc và xem danh sách 10 tiền vệ trung tâm hay nhất thế giới
Xem thêm
Đóng lại
go top
Bản đồ
Messenger
Form liên hệ
0983 373 819
Gọi ngay